Đăng nhập

 

 

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Cơ chế ngân sách y tế cho người di cư tại thành phố Hồ Chí Minh

CƠ CHẾ NGÂN SÁCH Y TẾ CHO NGƯỜI DI CƯ

TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

(Tại “Hội thảo cơ chế phân bổ tài chính y tế” do Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức tại tỉnh Phú Thọ - từ ngày 17- 18/6/2006)

 

Huỳnh Thành Lập

Phó Chủ tịch HĐND TP

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM

 

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM TP.HỒ CHÍ MINH

Là đô thị có số dân đông, TP Hồ Chí Minh rộng hơn 2000 km2 (chiếm 0,6% so cả nước); dân số 6,1 triệu người (chiếm 6,8% so cả nước).

Đáng chú ý có 1,8 triệu dân nhập cư, thường xuyên học tập, lao động trên khắp 24 quận, huyện của TP. Đây cũng vừa có những thuận lợi trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, vừa có những khó khăn, phức tạp trong việc quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Qua nhiều năm xây dựng, Thành phố đã :

- Duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế

- Đóng góp cho cả nước :

                        + 40% kim ngạch xuất khẩu

                        + 31,6% tổng thu ngân sách quốc gia

                        + 29,4% giá trị công nghiệp

                        + 28% giá trị gia tăng các ngành dịch vụ

                        + 20% tổng sản phẩm nội địa…

 

II. THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ

            A. Thuận lợi

            1- Nhiều dự án đầu tư lớn theo quy hoạch (khu chế xuất, khu công nghiệp, các dự án nhà ở, các tuyến đường mới, giải tỏa nhà trên kênh rạch…)

                - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội : 54.480 tỷ

                        + Đầu tư cho khu vực dịch vụ : 68,2%

                        + Đầu tư cho khu vực công nghiệp : 31,1%

                        + Đầu tư cho khu vực nông nghiệp : 0,7%

                - Đã hình thành 02 khu chế xuất, 10 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhiều dự án nhà ở

                        + Các khu chế xuất, khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 210 ngàn lao động (trong đó có 80% là lao động nhập cư)

            2- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội TP trong các năm qua

                2.1. Sự tăng trưởng liên tục về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

                        - Kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP : 12,2 %

                        - Các thành phần kinh tế đều phát triển, chiếm tỷ trọng :

    + Thành phần kinh tế nhà nước : 34%

    + Ngoài nhà nước : 45%

    + Đầu tư nước ngoài : 21%

                2.2. Cơ cấu kinh tế liên tục chuyển đổi đúng hướng, đóng góp của các lĩnh vực vào sự tăng trưởng 12,2% GDP :

                        - Lĩnh vực dịch vụ : 6,2 %

                        - Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng : 6,0%

                        - Lĩnh vực nông nghiệp : 0,03%

 

                2.3. Các hoạt động Khoa học – công nghệ và Văn hóa – xã hội đạt được những kết quả tích cực.

                2.4. Tăng cường đóng góp ngân sách quốc gia :

                        - Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn : 58.850 tỷ VNĐ tăng 22% so năm 2004, trong đó thu nội địa 32.000 tỷ VNĐ.

                        - Tuy nhiên định mức phân bổ dự toán chi ngân sách chỉ chiếm khoảng 5% so tổng chi ngân sách cả nước.

                2.5. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện :

                        - Hoàn thành  xoá đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia

                        - Tuy nhiên theo tiêu chuẩn TP thì còn 7,5 % hộ nghèo và 5,9% người có nhu cầu việc làm nhưng chưa có việc làm.

            B. Khó khăn

            1- Sức cạnh tranh các sản phẩm còn thấp

            2- Công tác cải cách hành chính đạt được nhiều mặt, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh; còn tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

            3- Trên lĩnh vực an sinh xã hội, đảm bảo môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch đẹp, văn minh cho người dân TP chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đó là :

               - Tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường tuy có giảm, có được khắc phục nhưng vẫn còn là những vấn đề bức xúc cần phải tập trung giải quyết.

               - Quá tải cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội : nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà trẻ, công viên cây xanh thiếu, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, quá tải khám chữa bệnh…

            4- Công tác quản lý của bộ máy hành chính nhà nước quá tải. Mỗi phường, xã có 19 – 25 cán bộ, nhân viên nhưng quản lý dân số mỗi phường xã  trên dưới 30 ngàn dân, nhiều phường, xã có 60-70 ngàn dân (trong đó trên 50% dân nhập cư)

            5- Quá tải cơ sở hạ tầng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn nhưng ngân sách thì có hạn

               - Năm 2005 cần 17000 tỷ VNĐ, nhưng ngân sách không thể đảm bảo

               - Ngân sách năm 2005 chỉ đảm bảo 4388 tỷ VNĐ cho 1291 Dự án đầu tư xây dựng cơ bản bức bách với tổng vốn đầu tư 11500 tỷ VNĐ (thiếu = 11500 – 4388 = 6112 tỷ VNĐ)

            6- Dân nhập cư ngày một tăng, chiếm tỷ lệ gần 30,0% dân số toàn thành phố (Năm 2000 tỷ lệ 15,2%)

            C. Đặc điểm người nhập cư :

            - Điều tra trong người nhập cư cho rằng : Điều kiện sinh hoạt ở nơi xuất cư cho thấy : mức sống, vật chất lẫn tinh thần ở vùng nông thôn thấp, điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông khó khăn. Do đó, khi có việc làm ổn định người nhập cư đã tiến hành nhập cư cả gia đình.

            - Người nhập cư tìm được việc làm ở TP tương đối dễ dàng. Hơn 80% đã có thể tìm được việc làm trong tháng đầu tiên khi đến thành phố.

                + Công việc là lao động giản đơn, nên rất dễ hội nhập vào thị trường việc làm. Họ chấp nhận những điều kiện làm việc khó khăn hơn và thu nhập có thể ít hơn người dân tại chỗ.

                + Cuộc điều tra của Viện kinh tế TP cho thấy : có đến 44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% người hoạt động trên vỉa hè và 55% người buôn bán lưu động là người nhập cư. Điều này cho thấy đây là loại ngành nghề có yêu cầu về tay nghề và vốn thấp, dễ kiếm tiền nên dễ thu hút lao động nhập cư.

            - Người nhập cư có tỷ lệ nghèo thấp hơn tỷ lệ nghèo chung thành phố. Trong gần 90.000 hộ nghèo TP thì chỉ có gần 8% hộ nghèo KT3 (thay vì 30% tương ứng). Theo số liệu của Sở GD – ĐT TP có nhiều lớp, trường dân lập,  bán công và bệnh viện tư đã có không ít con em lao động nhập cư và  người nhập cư sử dụng  các dịch vụ trên.

III. PHÂN BỔ NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI NGHÈO

            1- Phân bổ ngân sách thành phố hàng năm gặp phải khó khăn

                - Đảm bảo chăm sóc giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường không chỉ cho nhân khẩu thường trú mà kể cả  dân nhập cư, bởi thành phố luôn xác định lực lượng lao động nhập cư là lực đẩy không phải là lực cản trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.

                - Việc phân bổ ngân sách theo quy định chủ yếu là tính trên nhân khẩu thường trú.

                - Giá cả trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các địa phương khác.

                - Không thể phủ nhận những đóng góp của người nhập cư đối với TP trong hoạt động kinh tế, nhưng lực lượng này cũng làm gia tăng thêm sự quá tải về hệ thống cơ sở hạ tầng, các dịch vụ đô thị, vệ sinh môi trường. Thành phố hiện nay đã có quy mô dân số quá lớn, tình hình phát triển hạ tầng đô thị không theo kịp đà tăng dân số, đặc biệt ở các vùng ven, nơi dân nhập cư tập trung đông. Do đó, phải tìm thêm nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, bởi vì kinh phí bố trí chi đầu tư phát triển trên địa bàn TP thông qua cân đối từ nguồn thu thuế chỉ đảm bảo khoảng 30%.

            2- Các giải pháp ngân sách chi cho sự nghiệp y tế

a/ Theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg định mức chi sự nghiệp y tế:

                - Đối vối Quận : 38.616 đ / người dân / năm

                - Đối với Huyện : 42.480 đ / người / năm

                - Tổng chi sự nghiệp y tế năm 2006 theo định mức nêu trên kể cả chi tăng lương khoảng 334 tỷ VNĐ.

b/ Ngân sách TP năm 2006 đã phân bổ :

                - Mức chi bình quân là 135.730 đ / người dân / năm

                - Mức chi trên được phân bổ như sau :

                        + Đối với chi chữa bệnh : tính theo mức bình quân trên giường bệnh theo kế hoạch :

·         Khối TP 30 triệu đồng / giường bệnh / năm.

·         Khối quận – huyện : 23,7 triệu đồng / giường bệnh / năm.

+ Đối với chi phòng bệnh : tính theo mức bình quân trên đầu dân.          

·         Đối với khối quận – huyện : 13.600 đ / người / năm.

·         Đối với khối thành phố : xây dựng dự toán chi cụ thể theo chương trình phòng bệnh (của TW và TP).

                        + Định mức chi như trên được tính trên cơ sở :

·         Chế độ do nhà nước quy định, có đánh giá tình hình thực hiện của nhiều năm liên tục;

·         Có tính dự toán chi cho quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (trên 14 tỷ đồng/năm).

·         Quỹ chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi (100 tỷ đồng/năm).

·         Chăm lo 6000 trẻ em khuyết tật (trong tổng số 70.000 người khuyết tật); đặc biệt có 8000 trẻ em lang thang và 1195 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

Tổng chi ngân sách y tế năm 2006 theo mức chi bình quân nêu trên là 878 tỷ VNĐ.

c/ Nhận xét :

            Mức chi của thành phố phân bổ cao hơn so định mức (878 tỷ đồng/334 tỷ đồng) do điều kiện đặc thù của thành phố phải đảm bảo các nội dung sau :

    - Ngành y tế được giao thêm chức năng tuyến cuối của các tỉnh phía Nam, nên thường xuyên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân nặng, bệnh khó do bệnh viện các tỉnh chuyển đến (các bệnh viện thường có khoảng từ 30% đến 50% bệnh nhân từ các tỉnh đến) chi phí điều trị rất tốn kém, bệnh nhân phần lớn là nghèo nên việc miễn giảm viện phí rất cao.

    - Miễn giảm viện phí hàng năm khoảng 30 – 40 tỷ đồng cho các đối tượng nghèo, bệnh nhân nghèo các tỉnh, bệnh nhân nghèo là người nhập cư.

                      + Các bệnh viện đã thu viện phí :

·         Năm 2004 : 1.114,6 tỷ VNĐ

·         Năm 2005 : 1.347,9 tỷ VNĐ

·         Năm 2006 (ước) : 1.414 tỷ VNĐ

            d/ Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

                * Tăng chi lĩnh vực y tế nhất là kinh phí đảm bảo khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

                * Cấp phát thẻ BHYT  cho người nghèo (kể cả người nhập cư nghèo)

                        - Năm 2004 : 232.271 thẻ

                        - Năm 2005 : 269.474 thẻ

                        - Năm 2006 : 236.667 thẻ

                * Cấp thẻ BHYT cho người nghèo (kể cả người nhập cư) từ quỹ do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP vận động.

                        - Năm 2004 và 2005 : tặng 58.000 thẻ BHYT

                * Người không thẻ BHYT, tiếp tục thực hiện xác nhận của địa phương (kể cả bệnh nhân tỉnh bạn và người nhập cư) thuộc diện xoá đói giảm nghèo để miễn, giảm viện phí, kết hợp giám sát đề nghị của bác sĩ điều trị và y tá hộ lý khoa điều trị

                        - Năm 2004 : miễn giảm 36,1 tỷ đồng

                        - Năm 2005 : miễn giảm 37,9 tỷ đồng

                * Đầu tư kinh phí cho trạm y tế phường, xã (317trạm y tế phường xã)

                        - Năm 2004 : 238,9 triệu VNĐ / trạm / năm

                        - Năm 2005 : 250,1 triệu VNĐ / trạm / năm

                        - Năm 2006 : 265,3 triệu VNĐ / trạm / năm

                * Để có điều kiện chăm sóc cho người nghèo, người nhập cư nghèo, bên cạnh  dành ngân sách đầu tư, còn phải đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi các bệnh viện tư, phòng khám đa khoa tư nhân phát triển.

IV. KIẾN NGHỊ

1- Về tiêu chí phân bổ : thống nhất tiêu chí phân bổ (Bộ y tế : theo giường bệnh, Bộ tài chính : theo dân số), nên theo thực tế giường bệnh bao gồm kể cả dân nhập cư, không phân biệt hộ khẩu.

             2- Định mức chi năm 2007 : theo định  mức phân bổ của TP năm 2006 + tỷ lệ % trượt giá + tỷ lệ % tăng điều kiện để nâng cao chất lượng công tác phòng, chữa bệnh. Cụ thể :

-          Định mức phân bổ của thành phố năm 2006 : bình quân 135.730 VNĐ/1người dân/năm. Trong đó cơ  cấu chi cho con người 55%, chi hoạt động 45%

-          Tỷ lệ trượt giá : 8% (chỉ tính đối với phần chi hoạt động)

-          Tỷ lệ tăng điều kiện phòng chống, khám chữa bệnh : 3% (xác định theo tốc độ tăng bình quân giường bệnh kế hoạch/năm là 3% (tốc độ tăng số giường thực tế là 11%/năm). Nếu được chấp thuận thì định mức năm 2007 thành phố đề nghị sẽ là 144.688 đồng/1 người dân/năm.

              3- Đẩy nhanh BHYT toàn dân, phấn đấu mở rộng BHYT tự nguyện, trước năm 2010 BHYT toàn dân.

              4- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực y tế.

 

            Xin cảm ơn./.

CÁC TIN BÀI KHÁC:
thông tin cần biết
Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2021 của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh



Kế hoạch giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn do tác động của dịch Covid-19



Thông cáo Báo chí về kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV



Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh khóa XIV (2016 - 2021)



Báo cáo hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh năm 2020


Liên kết website
Số lượt truy cập
07980318




                                             Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

                                             2Bis Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
                                             ĐT: 028.38295353 - Fax: 028.38291574
                                             Email:
vpddbqh@tphcm.gov.vn - hcm@qh.gov.vn