Theo báo cáo của UBND TP, trong giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tổng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thành phố ước đạt trên 10.000 tỉ đồng. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố thời gian qua, Trung ương đã cấp 10,23 tỉ đồng (cho xã điểm Tân Thông Hội), huy động được từ dân, doanh nghiệp 545,7 tỉ đồng, vay tín dụng từ các ngân hàng 479,6 tỉ đồng. Thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh TP.HCM đã triển khai đến các ngân hàng thương mại cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ưu đãi phục vụ đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Dự kiến trong giai đoạn 2010 – 2020, tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 17.578,8 tỷ đồng.
Qua giám sát Đoàn ĐBQH TP kiến nghị đến đến các cơ quan Trung ương: Quốc hội xem xét, sửa đổi mốt số quy định về Luật Đất đai 2003 cho phù hợp với thực tiễn đối với việc Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích công cộng. Ngòai ra, cần lưu ý những định chế về quản lý khai thác sử dụng đất bãi bồi ven biển nằm ngoài địa giới hành chính của địa phương.- Cần sớm hoàn thiện, bổ sung đồng bộ hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư công nói chung và đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng; tăng cường các chính sách hỗ trợ trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các chính sách hỗ trợ cho sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân; quan tâm đến chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn...; phân bổ nguồn vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên, trước hết là đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng tăng cường công tác dự báo đối với ngành nông nghiệp theo chiều rộng, kể cả chiều sâu hỗ trợ cho nông dân chủ động trong sản xuất, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất các rủi ro từ các yếu tố khách quan; có chiến lược phát triển nông nghiệp phù hợp với từng vùng trong điều kiện ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao, đặc biệt đối với những vùng giáp với bờ biển.Cần có cơ chế điều hành khách quan, khoa học và công khai đối với phát triển ổn định nghề sản xuất muối ở phạm vi cả nước, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển vùng sản xuất muối của quốc gia (trong đó có huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh).
Các Bộ ngành Trung ương cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung hệ thống, cơ chế chính sách khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ cho người nông dân tiếp cận vốn, công nghệ, quy trình sản xuất và chính sách đảm bảo đầu ra sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp cho người nông dân; nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích các loại hình Doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, cung ứng dịch vụ nông nghiệp về nông thôn để tạo động lực phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo hướng toàn diện và mạnh mẽ hơn để thật sự tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn...
Bích Liễu