Đa số các ý kiến phát biểu đều đồng ý với dự thảo, trong đó bổ sung mấy ý quan trọng.
Một là nguyên tắc tự nguyện khi tổ chức thành lập, tham gia hoạt động công đoàn.
Hai là khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với công đoàn.
Ba là thống nhất ý cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Ý này được thể hiện rõ ở ngay trong Điều 10 của dự thảo luật và với tinh thần là công đoàn chúng ta phải với các cơ quan này, các tổ chức này, ví dụ việc đóng kinh phí 2% của các cơ quan, tổ chức để cùng với công đoàn chăm lo bảo vệ lợi ích của người lao động, cùng với người sử dụng lao động để dự kiến định mức lao động, chế độ, chính sách, tiền lương, tất cả trong cơ quan, đơn vị, rồi cùng với cơ quan Nhà nước tham gia để bảo vệ khi mà có tranh chấp, khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Cho nên xin đề nghị với Quốc hội, cho giữ Điều 1 như vậy.
Về quyền gia nhập vào hoạt động công đoàn. Hiện nay có hai loại ý kiến mà đa số ý kiến đồng ý với Phương án 2 với lập luận lý lẽ tôi xin phép không nhắc lại thì tới đây chúng tôi sẽ có một phiếu xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Về hệ thống tổ chức và tên gọi của công đoàn các cấp thì có nhiều ý kiến khác nhau trong phiên thảo luận chiều hôm nay, nhưng nhìn chung các vị có hai loại ý kiến. Một loại ý kiến đồng ý với dự thảo. Một loại ý kiến đề nghị ghi cụ thể hệ thống tổ chức các cấp công đoàn vào trong dự án luật thì cái này chúng tôi sẽ có báo cáo giải trình.
Về điều kiện bảo đảm cho công đoàn hoạt động ở Điều 25 thì ý kiến phát biểu ít hơn, nhưng mà đa số cũng đồng ý với dự kiến của dự thảo luật.
Về tài chính công đoàn. Đây là vấn đề rất lớn được thảo luận rất sôi nổi trong quá trình chuẩn bị dự án luật này và cho đến bây giờ thì đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đồng ý với Điều 26, ở đây mức đóng góp là 2% trên quỹ bảo hiểm xã hội mà đơn vị đó phải đóng. Để có một cơ sở để dễ tính, chứ còn nếu mà tính trên quỹ lương thực trả, tiền lương thực trả thì chúng tôi cũng có nghe rất nhiều ý kiến đại biểu về nhiều phản ánh của các doanh nghiệp cho rằng nếu mà tính quỹ lương thực trả.
Một là cũng khó có thể tính được và thực tế ở từng đơn vị, từng cơ quan.
Thứ hai nữa là trong một số trường hợp các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp lớn thì số liệu này rất lớn và hơn nữa trong vấn đề cải cách tiền lương bây giờ thì tiền lương tăng lên, chỗ này đa số ý kiến tán thành theo phương án ở trong Điều 26. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ đoạn 2, ở Khoản 2 là không cần thiết phải giao cho Chính phủ thống nhất với Tổng liên đoàn qui định đoạn này nữa. Vì đã qui định rất rõ rồi là bằng 2% tổng quỹ lương đấy rồi, còn có chăng sau này hướng dẫn quy trình trình tự thủ tục của việc thu khoản này thế nào thôi.
Ngoài ra các vị đại biểu Quốc hội còn đóng góp rất nhiều điều khoản khác kể cả câu, chữ, kể cả về văn bản pháp lý cho nó chặt chẽ so với qui định của Hiến pháp.
Bích Liễu